Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

03/06/2023

Theo Tiến sĩ Đặng Văn Định, ngân sách đầu tư cho các trường đại học địa phương còn hạn chế, các trường chủ yếu trông cậy vào học phí.

Ngày 02/6, Câu lạc bộ Các trường đại học địa phương trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức Hội thảo khoa học: “Trường đại học địa phương sau 25 năm xây dựng và trưởng thành: Thực trạng và kiến nghị”.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng kết hợp với hình thức trực tuyến.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202306/Images/z4397525532627-f8f70882ce22d72816344943a372f99f-20230602105258-e.jpg

Hội thảo khoa học: “Trường Đại học địa phương sau 25 năm xây dựng và trưởng thành: Thực trạng và kiến nghị”

Tham dự Hội thảo có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Phạm Thị Hoa – Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Trần Hoàng Tuấn – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; ông Nguyễn Tấn Đức – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Về phía Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có Tiến sĩ Đặng Văn Định – Trưởng ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách; Thạc sĩ Phạm Ngọc Lan – Trưởng ban Công tác hội viên; Tiến sĩ Văn Đình Ưng – Trưởng ban Truyền thông và Sinh viên.

Về phía Trường Đại học Phạm Văn Đồng có Tiến sĩ Trần Đình Thám – Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, các khoa đào tạo trong trường.

Hội thảo còn có sự tham dự của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Các trường đại học địa phương; lãnh đạo của các trường đại học địa phương trên cả nước.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202306/Images/z4397753301111-cd7a60f9bfb7bcfafb61885e660ef679-20230602112022-e.jpg

Tiến sĩ Trần Đình Thám – Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Trần Đình Thám – Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng cho biết, Hội thảo sẽ tập trung bàn luận nhiều vấn đề quan trọng của các trường đại học địa phương, bao gồm chất lượng đào tạo, năng lực nghiên cứu và ứng dụng, tương tác với xã hội và doanh nghiệp, cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ, quản lý và tổ chức,…

Các trường sẽ cùng nhau đánh giá những thành tựu đã đạt được và những thách thức phía trước để tìm ra những giải pháp hiệu quả cho sự phát triển của các trường đại học địa phương.

Trường đại học địa phương kiến nghị nhiều giải pháp trong giai đoạn tới

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Dũng – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các trường đại học địa phương cho biết, năm 1997, trường đại học trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh đầu tiên được Chính phủ ký quyết định thành lập với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202306/Images/34-20230602022636-e.jpg

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Dũng phát biểu đề dẫn Hội thảo

Đến nay, 26 trường đại học trực thuộc địa phương đã được thành lập. Trải qua hơn 25 năm, xây dựng và trưởng thành, các trường đại học địa phương đã cơ bản hoàn thành được sứ mệnh và trách nhiệm của mình. So với giai đoạn đầu thành lập, các cơ sở giáo dục đại học địa phương đang vươn mình trỗi dậy và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều phương diện.

Hầu hết các cơ sở giáo dục địa phương đang thực hiện tự chủ một phần, đặc biệt có những bộ phận đã thực hiện tự chủ hoàn toàn từ đó tạo động lực để cơ sở giáo dục đại học vươn lên trong công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội.

Hội thảo khoa học: “Trường Đại học địa phương sau 25 năm xây dựng và trưởng thành: Thực trạng và kiến nghị” được tổ chức với mục tiêu: Định vị phát triển bền vững hệ thống các trường đại học địa phương với tư cách là máy cái trong công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Hoàng Nam – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đã chia sẻ về vị trí vài trò của Trường Đại học Hồng Đức trong phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202306/Images/z4397386921311-001-3cfee19c5a8f498f658c898c391600d0-20230602105257-e.jpg

Tiến sĩ Hoàng Nam trình bày tham luận tại Hội thảo.

Tiến sĩ Hoàng Nam cho biết, Trường Đại học Hồng Đức là trường đại học đa ngành, thuộc sự quản lý của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng nguồn nhân lực cho địa phương (Ngành, bậc, trình độ, …) để phục vụ các chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước mắt và lâu dài.

Trong việc thực hiện sứ mạng của một trường đại học địa phương, nhà trường cũng gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, từ hoạt động đào tạo; công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên; hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế; kiểm định chất lượng, cơ sở vật chất và tài chính.

Những năm qua, trường tạo cơ hội được học tập cho con em vùng sâu; đáp ứng nhu cầu đa dạng nguồn nhân lực của địa phương phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trước mắt và lâu dài.

Cùng với đó, trường giúp tỉnh trong việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về khoa học công nghệ-chuyển giao công nghệ; tư vấn, phản biện, hoạch định chính sách và thẩm định khoa học công nghệ;….

Để phát triển hệ thống các trường đại học địa phương, Tiến sĩ Hoàng Nam nêu 3 kiến nghị, đề xuất.

Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có tổng kết mô hình các trường đại học trực thuộc Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn, có ý kiến với lãnh đạo của các tỉnh, thành để quan tâm, tạo điều kiện, giao nhiệm vụ cho trường đại học để các trường hoàn thành sứ mạng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Thứ ba, Bộ Giáo và Đào tạo cần tạo điều kiện để các trường đại học trực thuộc địa phương được tham gia: Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thay sách, ... cho cán bộ cốt cán trong việc thực hiện đổi mới, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, cung cấp đội ngũ giáo viên các bậc học cho tỉnh.

Khôi phục lại việc đào tạo các trình độ cao đẳng cho các trường đại học địa phương

Trao đổi tại Hội thảo, Tiến sĩ Đặng Văn Định - Trưởng ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho biết, sứ mệnh của các trường đại học địa phương hiện nay là trung tâm văn hoá khoa học của địa phương; đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực trình độ đại học trở lên cho địa phương và xã hội.

Trường đại học địa phương trực thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, có Hội đồng trường. Bộ máy quản trị nhà trường chủ yếu do Hội đồng trường thực hiện và sự can thiệp trực tiếp của Ủy ban Nhân dân tỉnh giảm dần.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202306/Images/z4397313439345-6d7157fd1c677fd65dd79f672e7bac47-20230602092225-e.jpg

Tiến sĩ Đặng Văn Định chia sẻ về việc tái cấu trúc mô hình đại học địa phương.

Chia sẻ về những vấn đề tồn tại của các trường đại học địa phương hiện nay, Tiến sĩ Đặng Văn Định cho rằng, về phương thức quản lý còn khó khăn do Ủy ban Nhân dân tỉnh và Hội đồng trường cùng đại diện sở hữu.

Ngân sách đầu tư cho các trường đại học địa phương còn hạn chế, các trường chủ yếu trông cậy vào học phí.

Về hoạt động đào tạo, hiện đang bị trộn lẫn sứ mệnh đại học địa phương với đại học quốc gia, đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học khác, điều này làm triệt tiêu thế mạnh của đại học địa phương, làm thay đổi cơ cấu đào tạo theo hướng không có lợi cho toàn xã hội.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202306/Images/z4397753289413-c8da28137e1612f4c73dda7c27a40399-20230602112021-e.jpgĐại biểu tham dự Hội thảo
Tiến sĩ Đặng Văn Định cho rằng cần tái cấu trúc mô hình đại học địa phương, theo hướng:
Thứ nhất, các trường đại học địa phương không chỉ đào tạo trình độ đại học trở lên mà còn cần được khôi phục lại việc đào tạo các trình độ cao đẳng, trong đó chú trọng nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, mầm non.

Thứ hai, các trường cao đẳng sư phạm không chỉ làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non mà còn được đào tạo trình độ cao đẳng thuộc các lĩnh vực khác; thực hiện quy trình đào tạo giáo viên trình độ đại học theo cách kết hợp: 3 năm (tại trường cao đẳng sư phạm địa phương) + 1 năm (tại trường đại học sư phạm trọng điểm hoặc trường đại học địa phương có đào tạo giáo viên trình độ đại học).

Thứ ba, đã đến lúc phải có định mức chi phí đào tạo theo đặc điểm kinh tế xã hội vùng miền. Dựa vào đó nhà trường thiết kế mức học phí theo nguyên tắc giáo dục đại học địa phương mang tính phúc lợi.

Ví dụ, mức học phí không quá 30% tổng chi phí đào tạo đối với ngành sư phạm, không quá 50% đối với các ngành khác. Khoản thiếu hụt được ngân sách địa phương cấp bù. Người theo học ngành sư phạm được vay tín dụng ngang mức học phí mà không phải thế chấp. Sau khi tốt nghiệp, chứng minh được có nơi nhận việc thì giáo viên đó được Nhà nước hỗ trợ khoản tiền học phí.

Thứ tư, ưu tiên đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên ở các trường đại học địa phương, cao đẳng sư phạm, trọng tâm đặt vào khuyến khích tài năng nghiên cứu và giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy và học; đầu tư cho cơ sở hạ tầng để mỗi đại học địa phương xứng tầm trung tâm văn hoá khoa học số một của tỉnh; mỗi trường cao đẳng sư phạm là hạt nhân để hình thành trường đại học địa phương nếu tỉnh đó chưa có cơ sở giáo dục đại học công lập.

Thứ năm, thừa nhận tính đa dạng về sứ mệnh của các cơ sở giáo dục đại học và thực hiện phân tầng (trung ương và địa phương). Các trường đại học địa phương và cao đẳng sư phạm thuộc tầng dưới (quản trị gắn với quyền tài sản), có sứ mệnh riêng, có tiêu chí riêng. Tất cả được định vị trong luật, trong chiến lược và mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học.

Theo https://giaoduc.net.vn/

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN