Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức hoạt động về nguồn tại một số di tích lịch sử cách mạng, văn hóa tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh

20/12/2023

Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), Đảng uỷ Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức hoạt động về nguồn đầy ý nghĩa tại một số di tích lịch sử cách mạng, văn hóa tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 26 – 29 tháng 7.

Tham gia đoàn công tác về nguồn của Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức có các đồng chí: Đỗ Hồng Quang, Phó Bí Thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Lê Hải Quân, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối; Bùi Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Nhà trường làm trưởng đoàn; cùng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Nhà trường.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo. Tại mảnh đất linh thiêng nơi đầu sóng ngọn gió này, hàng vạn đồng bào đã ngã xuống. Hơn 20.000 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, nhưng đến nay mới chỉ tìm được gần 2.000 phần mộ (trong đó chỉ có 793 ngôi mộ lưu rõ danh tính, quê quán, phần còn lại là những ngôi mộ chưa xác định được danh tính). Nghĩa trang Hàng Dương hiện là di tích lịch sử cấp Quốc gia có giá trị tố cáo chế độ thực dân, đế quốc, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng sâu sắc cho các thế hệ.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555263631127-63bf5c7e8ad3b47909030996fb1a7a67-20230728051815-e.jpg

Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo

Tại Nghĩa trang Hàng Dương, Đoàn cán bộ Nhà trường và các đại biểu của Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dâng hương, dâng hoa với lòng thành kính hướng về anh linh các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào yêu nước. Tại đây, Đoàn đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng. Tiếp đó, các thành viên trong Đoàn đã đến từng phần mộ dâng hương các liệt sĩ đang an nghỉ tại Nghĩa trang Hàng Dương; thắp hương tại mộ nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, mộ cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, mộ Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Võ Thị Sáu; thắp hương tại các mộ tập thể và các mộ của các liệt sỹ tại Nghĩa trang Hàng Dương.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555264111206-b42aed7b4882913a34fd00d5d5454ae3-20230728051819-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555265733601-fd029ac82df3e2ffba6ef09c1528a8ac-20230728051816-e.jpg

Các thành viên trong Đoàn công tác dâng hương tại mộ Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Võ Thị Sáu và các phần mộ liệt sĩ đang an nghỉ tại Nghĩa trang Hàng Dương

Sau khi viếng Nghĩa trang Hàng Dương, Đoàn cũng đã đến thăm Nhà tù Côn Đảo, nơi gắn liền với các tên gọi “Địa ngục trần gian” hay “nơi khắc nghiệt nhất của chế độ tù đày”, được chính quyền thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho xây dựng bắt đầu từ ngày 1/2/1862 với hệ thống nhà tù ở Côn Đảo và các nghĩa trang. Hệ thống nhà tù này bao gồm: Trại Phú Hải, Trại Phú Sơn, Trại Phú Thọ, Trại Phú Tường, khu biệt lập Chuồng Cọp, khu Chuồng Bò, Trại Phú An, Trại Phú Phong và Trại Phú Hưng với 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập - “chuồng cọp” tại khu vực Côn Đảo. Thời Pháp thuộc, nơi đây đã giam giữ những người tham gia các phong trào cách mạng và những người yêu nước chống lại chính phủ thuộc địa, sau đó đế quốc Mỹ lại sử dụng để giam cầm tù nhân. Nhà tù Côn Đảo đã từng có hơn 20.000 người Việt Nam thuộc rất nhiều thế hệ đã bị giam cầm trong hơn 100 năm, trong đó nhiều chiến sĩ cách mạng, những phu sĩ yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng,...

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555265297990-14ca9244a8c1c45826ae321ccc70960d-20230728051815-e.jpg
Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức thăm di tích Nhà tù Côn Đảo
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555265586057-c46a4053d74e4a1f0a55d71a8be6a591-20230728051816-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555265445085-cec1460c3fbd403283b7d0aac7a36b18-20230728051816-e.jpg
Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức thăm Trại Phú Tường

Tại di tích Nhà tù Côn Đảo, Đoàn đã tới thăm Bảo tàng Côn Đảo, Di tích Trại Phú Hải, Di tích Chuồng cọp Pháp - Trại Phú Tường, Di tích Chuồng cọp Mỹ - Trại Phú Bình. Đoàn công tác đã nghe cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo thuyết minh về lịch sử Nhà tù Côn Đảo cũng như công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt này. Chứng kiến tội ác của kẻ thù, tinh thần anh dũng kiên trung của các chiến sĩ cách mạng; hiểu giá trị của độc lập tự do được đổi bằng máu xương của bao thế hệ chiến sỹ cách mạng, của bao lớp cha anh đi trước, hành trình về nguồn đã thực sự tạo nên sự xúc động sâu sắc cho các thành viên đoàn công tác.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555265057004-30f7d0cd14249c162ff3aa882f5ba8a6-20230728051815-e.jpg

Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Côn Đảo
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555264727381-820747f7045b7ee13bb420a3f03df91a-20230728051817-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555264890854-c405c0cf1d5996659855c1ce64b5edd6-20230728051815-e.jpg

Cán bộ lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức tham quan phòng trưng bày hiện vật và tranh ảnh tại Bảo tàng Côn Đảo

Rời Côn Đảo, Đoàn đã đến thăm Địa đạo Củ Chi nằm ở đường Tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt và là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Địa đạo Củ Chi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp những năm 1946 - 1948, được kiến tạo bởi quân dân xã Tân Phú Hưng và xã Phước Vĩnh An với mục đích trú ẩn, cất giấu vũ khí cùng quân tư trang. Tại đây, Đoàn đã đến tham quan khu di tích Địa đạo Củ Chi, nghe thuyết minh và xem phim tư liệu, tham quan khu tái hiện vùng chiến tranh để hiểu sâu sắc về hệ thống địa đạo, những căn hầm của các đồng chí lãnh đạo khu ủy và Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã từng sống, chiến đấu trong suốt thời kỳ chiến tranh. Hành trình tham quan đã mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho các thành viên trong đoàn. Đây là dịp quý giá để các thành viên trong Đoàn công tác hiểu rõ hơn về cuộc sống gian khổ và chiến đấu oanh liệt của các anh hùng, liệt sĩ tại vùng đất có danh hiệu “Đất thép thành đồng” trong giai đoạn chiến tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, và càng thêm trân trọng, tự hào truyền thống đấu tranh oai hùng của cha ông, góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555266169766-dc62c14a655e29f5282531b2c3ce3cf2-20230728051816-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555267085673-c8a561ec9065c104263a11fe8f72fee4-20230728051816-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202307/Images/z4555266342185-bb22fe2027fc1010d7c9eefbb09b26a1-20230728051816-e.jpg

Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức chụp ảnh lưu niệm tại di tích Địa đạo Củ Chi

Cũng trong khuôn khổ chương trình về nguồn, Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức đã đến thăm Dinh Độc Lập và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - nơi lưu giữ rất nhiều hình ảnh, hiện vật từ thời kháng chiến chống Pháp đến khi giải phóng hoàn toàn.

Hoạt động về nguồn là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, là dịp để các thành viên trong Đoàn công tác tìm hiểu về các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, qua đó ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, tưởng nhớ cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng kiên cường, bất khuất của những người anh hùng liệt sĩ kiên trung. Chuyến về nguồn đã giúp cán bộ Nhà trường hiểu sâu sắc hơn, tự hào và trân trọng hơn những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã giành được, tạo động lực to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, thúc đẩy khát vọng xây dựng Trường Đại học Hồng Đức ngày càng phát triển vững mạnh./.

Trung tâm CNTT&TT

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN