Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 17 đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 và định hướng năm 2023

10/10/2022

Ngày 10 -10, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Hội nghị lần thứ mười bảy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX được tổ chức để thảo luận, cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng nhằm đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 và định hướng năm 2023 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/1-20221010105754-e.jpg

Toàn cảnh hội nghị.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/2-20221010105754-e.jpg

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại đại diện các Ban của Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/3-20221010105755-e.jpg

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng trực tiếp thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ung Đảng khóa XIII. Theo đó, từ ngày 3 đến ngày 9- 10-2022 (6,5 ngày), tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp Hội nghị lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến: Về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025; Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; và một số vấn đề quan trọng khác, chủ yếu là về công tác cán bộ, công tác nhân sự.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/4-20221010105754-e.jpg

Các đại biểu dự hội nghị.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII có khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng và phức tạp. Trung ương đã hoàn thành tốt việc quán triệt, cụ thể hoá toàn bộ những nội dung cốt lõi và những vấn đề lớn nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thành công của Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; cả nước đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, khắc phục, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng; nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh ta bước vào năm 2022 - năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, với nhiều thời cơ, thuận lợi, đan xen không ít khó khăn, thách thức.

Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục những hạn chế, yếu kém; đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời, khoa học, hiệu quả để xử lý những vấn đề mới phát sinh; chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, vừa chăm lo bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Dịch COVID-19 được kiểm soát hiệu quả. Kinh tế tăng trưởng cao; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ước đạt 14,24%, đứng thứ 6 cả nước. Các khu vực kinh tế đều khởi sắc; nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng tăng cao so với cùng kỳ và kế hoạch cả năm, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 20,27%; dịch vụ tăng 11,86%; sản xuất nông, lâm, thủy sản mặc dù chịu tác động bất lợi của giá xăng dầu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao nhưng vẫn đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước và dịch vụ du lịch đạt kết quả rất cao.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/5-20221010105754-e.jpg

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả nổi bật; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống Nhân dân không ngừng được nâng lên. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; nhiều vụ việc, vấn đề phức tạp, kéo dài đã và đang được tập trung chỉ đạo giải quyết. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới; đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân được tăng cường. Những kết quả đạt được nêu trên, tiếp tục nhân lên niềm tự hào, củng cố niềm tin, tạo ra khí thế mới, động lực mới đưa Thanh Hóa phát triển ở tầm cao mới.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị các đại biểu cần nhìn nhận rõ những hạn chế, đang làm cản trở sự phát triển đi lên của tỉnh. Đối chiếu với những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm, làm rõ bối cảnh tình hình, chỉ rõ những kết quả, thành tích nổi bật đã đạt được, nhất là những yếu tố tích cực mới xuất hiện; bên cạnh đó là những hạn chế, yếu kém, những vấn đề mới phát sinh, đặc biệt là đối với 7 nhóm hạn chế, yếu kém đã được nêu trong Báo cáo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/6-20221010105755-e.jpg

Đồng chí Bí thư tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị trong quá trình thảo luận, đại biểu cần tập trung đánh giá, làm rõ hơn những hạn chế, đánh giá đúng tình hình, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong quý IV năm 2022, đặc biệt là trong năm 2023 – năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2020 - 2025; nắm bắt thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, từ đó đóng góp ý kiến vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu thực hiện trong những tháng cuối năm 2022 và định hướng năm 2023.

Trên cơ sở các tài liệu được trình tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị các đại biểu cần nghiên cứu kỹ và tham gia ý kiến vào Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa; các báo cáo về tình hình thu hút đầu tư và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2022; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII.

Theo https://baothanhhoa.vn/

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN