09/09/2024
TS. Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Quốc gia và PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường Chủ trì Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; các đồng chí trong Ban Giám hiệu Nhà trường; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng trong toàn trường; đội ngũ cán bộ cơ hữu của Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KN ĐMST) và đội ngũ giảng viên về “Đổi mới sáng tạo” của Nhà trường; các nhóm sinh viên quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp ĐMST.
PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: Thời gian qua, Trường Đại học Hồng Đức đã phối hợp với các đơn vị liên doanh và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp ĐMST đã tổ chức thành công nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, bước đầu tạo lập được hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST có tính kết nối cao, giàu các nguồn lực và có xu hướng phát triển tương đối toàn diện. Để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hoạt động khởi nghiệp ĐMST, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức chuỗi nhiều sự kiện, trong đó nổi bật là “Triển lãm - TECHFEST Đổi mới sáng tạo mở HDU 2024” diễn ra trong 02 ngày 08-09/9/2024 và Hội nghị kết nối với các vườn ươm, làng ĐMST, startup, SME, Hợp tác xã, làng nghề trên cả nước để tổ chức Techfest ĐMST mở và tổng kết các kết quả nổi bật của Trung tâm Hỗ trợ KH ĐMST Trường Đại học Hồng Đức trong quá trình thực hiện các nội dung của nhiệm vụ - Thuộc nhiệm vụ 844. Thông qua chuỗi sự kiện này, Trường Đại học Hồng Đức không chỉ nghiêm túc đánh giá các kết quả thực hiện theo nội dung nhiệm vụ, mà còn đánh giá những tác động tích cực của nhiệm vụ đối với các hoạt động khởi nghiệp ĐMST nói chung và các kết quả nổi bật của Trung tâm Hỗ trợ KNĐMST trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hơn thế nữa, thông qua Hội nghị kết nối và Triển lãm “TECHFEST ĐMST mở HDU 2024” là cơ hội và là nền tảng để kết nối các vườn ươm, làng công nghệ ĐMST, làng nghề truyền thống, các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, là nơi hội tụ những tư duy tiên phong và khát vọng sáng tạo, cùng nhau chia sẻ, học hỏi và hợp tác để thúc đẩy những giá trị mới cho cả phát triển kinh tế - xã hội và cả KH&CN của đất nước.
Đại biểu tham dự Hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã được xem video “Báo cáo kết quả nhiệm vụ 844 - Mã số 844.NV04.ĐHHĐ.11-23”. Theo đó, báo cáo đã nêu rõ: Trung tâm Hỗ trợ KNĐMST được thành lập vào ngày 11/01/2023 theo Quyết định số 85/QĐ-ĐHHĐ của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức. Sau gần 2 năm thành lập, với tinh thần năng động, sáng tạo và khởi nghiệp, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thực hiện thành công nhiều hoạt động góp phần kiến tạo hệ sinh thái ĐMST ở Trường Đại học Hồng Đức, tiểu biểu như Trung tâm đã tổ chức đào tạo 20 lớp Bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp cho các hộ kinh doanh và cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; tổ được 04 lớp đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, lập nghiệp cho sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo … Phối hợp với UBND huyện Bá Thước thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo”. Ngoài ra, Trung tâm cũng tổ chức thường xuyên các phiên chợ Khởi nghiệp Mai An Tiêm cho học viên, sinh viên; tổ chức các buổi talkshow, Workshop với chủ đề Khởi nghiệp và Marketing trong Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức các Hội nghị kết nối về KN ĐMST… Qua đó, đã góp phần thúc đẩy phát triển hoàn thiện hệ sinh thái KN ĐMST tại Trường Đại học Hồng Đức nói riêng, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và trong khu vực.
Cũng tại Hội nghị, TS. Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Quốc gia đã chia sẻ tham luận với chủ đề: “Vai trò của ĐMST mở với Doanh nghiệp và cơ hội/thách thức cho Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST Trường Đại học Hồng Đức trong bối cảnh ĐMST mở tại các Doanh nghiệp”. Theo đó, TS. Đàm Quang Thắng đã nêu rõ tầm quan trọng của ĐMST mở và những thách thức cũng như cơ hội cho các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là đối với Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trường Đại học Hồng Đức.
TS. Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Quốc gia trình bày tham luận tại Hội nghị
Ông Anderson Tan, Giám đốc Công ty Accelebator, Singapore chia sẻ tham luận “Bối cảnh của hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực Châu Á”. Tham luận đã cung cấp cái nhìn toàn diện về hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực và tại Singaphore; qua đó, hiểu rõ hơn về cách các hệ sinh thái khác nhau phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ông Anderson Tan, Giám đốc Công ty Accelebator, Singapore chia sẻ tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe các chuyên gia và doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và những đóng góp lớn cho hệ sinh thái khởi nghiệp, tiêu biểu như bà Nguyễn Quỳnh Anh, Giám đốc Công ty BambuUP chia sẻ tham luận với chủ đề “Các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo & mô hình điển hình trên thế giới”; ông Lucas Cheong - Nhà sáng lập UnravelX, Startup từ Singapore "AI tạo sinh trong đào tạo khởi nghiệp: Chuyển đổi phương pháp học tập cho thế hệ doanh nhân tiếp theo”; bà Phạm Thị Ân, Nhà sáng lập nhãn hàng Nấm Gaco, Công ty TNHH SXTM Hồng Ân chia sẻ tham luận “Khởi nghiệp nông nghiệp: Câu chuyện startup với mentor trong hoạt động khởi nghiệp”.
Bà Phạm Thị Ân, Nhà sáng lập nhãn hàng Nấm Gaco, Công ty TNHH SXTM Hồng Ân chia sẻ tham luận “Khởi nghiệp nông nghiệp: Câu chuyện startup với mentor trong hoạt động khởi nghiệp”
Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị, các đại biểu cũng đi sâu thảo luận về các vấn đề liên quan đến các giải pháp phù hợp với thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả kết nối, hợp tác sâu rộng và toàn diện giữa Trường Đại học Hồng Đức với các doanh nghiệp trong hoạt động khởi nghiệp ĐMST; xây dựng và phát triển các mô hình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cộng đồng theo hướng thông minh, hiện đại; lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tinh thần ĐMST mở, tạo lập văn hóa khởi nghiệp và khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa; thúc đẩy ứng dụng giải pháp công nghệ trong sản xuất và kinh doanh, thực hiện thành công mục tiêu của các Đề án 844.
Bà Nguyễn Hồng Liên - Phó chủ tịch Hiệp hội Nữ Doanh nhân tỉnh Thanh Hóa phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Trong dịp này, Trường Đại học Hồng Đức đã ký kết hợp tác với Hiệp hội nữ Doanh nhân tỉnh Thanh Hóa; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hóa và Công ty Cổ phần Thiết bị giáo dục Hồng Đức.
Việc ký kết hợp tác toàn diện giữa Trường Đại học Hồng Đức với các tổ chức, doanh nghiệp tại Hội nghị này, đã góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Trường Đại học Hồng Đức. Đồng thời, đây cũng là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển không ngừng về mặt đối tác đào tạo, hứa hẹn tạo nên nhiều cơ hội để các bạn sinh viên Nhà trường phát huy sức mạnh khởi nghiệp sáng tạo, đem lại giá trị thiết thực cho cộng đồng và xã hội.
Đại diện Lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức và Hiệp hội Nữ Doanh nhân tỉnh Thanh Hóa ký kết hợp tác
Đại diện Lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức và Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức ký kết hợp tác
Đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã tham quan "Triển lãm - TECHFEST Đổi mới sáng tạo mở HDU 2024" với 45 gian hàng Khởi nghiệp từ các vùng miền trên cả nước.
Các đồng chí lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức tham quan các gian hàng trưng bày tại "Triển lãm - TECHFEST Đổi mới sáng tạo mở HDU 2024"
Các gian hàng trưng bày tại "Triển lãm - TECHFEST Đổi mới sáng tạo mở HDU 2024"
Trung tâm CNTT&TT