28/11/2023
05 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư của Trường Đại học Hồng Đức năm 2023
Trong hai ngày 4-5/11, Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) họp phiên họp lần thứ XII nhiệm kì 2018 - 2023 để xét công nhận chức danh GS, PGS năm 2023. Ngày 20/11, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 630 ứng viên đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 (Quyết định số 80/QĐ - HĐGSNN), trong đó có 58 ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, 572 ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh PGS. 05 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư của Trường Đại học Hồng Đức năm 2023 gồm có:
TS. Lê Thị Thu Hà sinh ngày 22/10/1971; quê quán: xã Yên Thái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; bảo vệ luận án Tiến sĩ Giáo dục học năm 2013, hiện là Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục; là một trong 22 ứng viên ngành Giáo dục học được HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư năm 2023.
TS. Nguyễn Thị Loan sinh ngày 04/08/1983, quê quán: xã Công Liêm, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh năm 2018, hiện là Phó Trưởng BM Quản trị Kinh doanh; là một trong 86 ứng viên ngành Kinh tế được HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư năm 2023.
TS. Phạm Thị Bích Thu sinh ngày 01/05/1987, quê quán: Thiệu Hóa, Thanh Hóa; , bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán năm 2018; hiện là Trưởng bộ môn Kế toán quản trị, Khoa Kinh Tế Quản trị Kinh doanh; là một trong 86 ứng viên ngành Kinh tế được HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư năm 2023.
TS. Nguyễn Văn Lương sinh ngày 20/12/1984; quê quán: xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; bảo vệ luận án Tiến sĩ Toán học năm 2014 tại Đại học Padova, Italia; hiện là giảng viên BM Giải tích và PPGD Toán; là một trong 24 ứng viên ngành Toán học được HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư năm 2023.
TS. Lê Văn Trọng sinh ngày 04/08/1985; quê quán: xã Thọ Thế, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa; bảo vệ luận án Tiến sĩ Sinh học năm 2017 tại Trường ĐHSP Hà Nội; hiện là giảng viên BM Sinh học; là một trong 25 ứng viên ngành Sinh học được HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư năm 2023.
Như vậy với đợt công nhận lần này của Hội đồng CDGSNN sẽ nâng tổng số giảng viên có chức danh Phó Giáo sư của Trường ĐH Hồng Đức từ 23 lên 28 Phó Giáo sư. Đặc biệt trong 5 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư của Trường ĐH Hồng Đức năm 2023 có tới 03 ứng viên là cựu sinh viên của Nhà trường là: TS. Nguyễn Thị Loan - sinh viên ĐH Quản trị Kinh doanh K1; TS. Nguyễn Văn Lương - sinh viên ĐHSP Toán K6A; TS. Lê Văn Trọng - sinh viên ĐHSP Sinh K4. Kết quả này là thành tựu đạt được từ sự nỗ lực của các ứng viên đồng thời cũng góp phần khẳng định về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hồng Đức trong thời gian qua.
Với chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ phù hợp, hiện Trường Đại học Hồng Đức có 648 viên chức, người lao động trong đó có 408 giảng viên, trong số này có 183 Tiến sỹ (23 PGS - TS và 160 TS). Hiện nay, Nhà trường có 06 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 20 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 36 ngành đào tạo đại học (trong đó tự chủ mở 6 ngành); 05 chương trình Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ (Chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo viên, giảng viên; chứng chỉ Kế toán trưởng; chứng chỉ CNTT; chứng chỉ giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh). Quy mô đào tạo của Nhà trường hiện nay là hơn 12.000 người học (hơn 6.400 sinh viên hệ chính quy, 4.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học, 627 học viên cao học và 24 nghiên cứu sinh) thuộc 5 lĩnh vực: Sư phạm/Giáo dục; Kinh doanh, Quản lý, Luật; Khoa học Tự nhiên; Kỹ thuật, Công nghệ, Nông Lâm Ngư nghiệp; Xã hội nhân văn, hành vi. Mục tiêu của Nhà trường trong thời gian tới là: “Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đảm bảo về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Nâng cao trình độ và năng lực, trong đó chú trọng năng lực về phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và công nghệ thông tin, gắn với yêu cầu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.” Phấn đấu đến năm 2025, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 45% trở lên, trong đó tỉ lệ giảng viên có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư đạt 7%; đến năm 2030, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 55% trở lên, trong đó tỉ lệ giảng viên có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư đạt 10%.
05 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư của Trường Đại học Hồng Đức chụp ảnh lưu niệm tại Hội đồng Giáo sư Nhà nước
Trung tâm CNTT&TT