07/01/2025
Lợi ích cho cộng đồng và môi trường
Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, được triển khai tại huyện Bá Thước.
Thực hiện Chương trình này, Bộ GD&ĐT triển khai nhiều sáng kiến nhằm tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng nghèo, đặc biệt là trong việc tiếp cận công nghệ mới và phương thức sản xuất tiên tiến.
Trường ĐH Hồng Đức được Bộ GD&ĐT đặt hàng thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tại các xã nghèo thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”.
Mô hình không chỉ là giải pháp hiệu quả cho vấn đề môi trường, mà còn mở ra cơ hội phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là tại các xã nghèo vùng núi tỉnh Thanh Hóa.
Các hộ dân đi thăm quan, học tập kinh nghiệm
Dự án mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và môi trường:
Thứ ba, giảm nghèo, cải thiện đời sống: Giúp người dân tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thứ tư, chia sẻ kiến thức, nâng cao kỹ năng: Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho cộng đồng, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển cộng đồng bền vững.
Dự án được thực hiện từ năm 2023 đến 2025.
Năm 2023, Trường ĐH Hồng Đức tiến hành khảo sát lựa chọn điểm triển khai dự án.
Trường đã xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ từ rác thải sinh hoạt, phế phụ phẩm nông lâm nghiệp tạo thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ và giá thể cây trồng bằng ruồi lính đen và giun quế phù hợp với điều kiện kinh tế và tập quán sản xuất của người dân vùng khó khăn.
Trường tổ chức huấn kiến thức và kỹ thuật cho 250 hộ dân thuộc 5 xã nghèo của huyện Bá Thước: Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Lâm, Tân Kỳ và Văn Nho, nhằm nâng cao nhận thức quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý rác thải, phế phụ phẩm nông nghiệp và vệ sinh môi trường; Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen; Kỹ thuật nuôi giun quế.
Tập huấn kiến thức và kỹ thuật cho các hộ dân năm 2024.
Đến năm 2024, Trường ĐH Hồng Đức hỗ trợ người dân tham gia dự án xây dựng mô hình nuôi giun quế gồm: Cung cấp giun quế giống cho 30 hộ dân tham gia mô hình; Hỗ trợ giá thể nuôi, dụng cụ phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu xây dựng chuồng nuôi giun quế với diện tích 10m2 (trong đó có một phần đối ứng từ người dân địa phương).
Dự án hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm ấu trùng ruồi lính đen; Kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm giun quế; Kỹ thuật chế biến giun quế và ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Tổ chức cho các hộ dân đi thăm quan học tập kinh nghiệm tại các mô hình nuôi giun quế và ruồi lính đen tiêu biểu trong tỉnh Thanh Hóa.
Trong quá trình triển khai mô hình, các chuyên gia cùng cán bộ kỹ thuật sẽ trực tiếp hướng dẫn cho người dân chọn vị trí, kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi, hỗ trợ kỹ thuật nuôi giun quế thực hành trực tiếp tại các mô hình của từng hộ gia đình và hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.
Đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ GD&ĐT kiểm tra mô hình tại địa phương có sự tham gia của lãnh đạo xã, các tổ chức đoàn thể
Trường ĐH Hồng Đức phối hợp với UBND các xã: Lũng Cao, Cổ Lũng và Thành Lâm đã thành lập 4 tổ sản xuất, với tổng cộng 30 hộ dân tham gia. Các tổ sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các hộ gia đình tham gia mô hình, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong quá trình nuôi giun quế và ruồi lính đen. Các tổ này cũng sẽ là đầu mối kết nối với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện mô hình.
Bước sang năm 2025, Trường ĐH Hồng Đức sẽ hỗ trợ người dân tham gia dự án xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen như: Cung cấp giống cho các hộ dân tham gia mô hình; Hỗ trợ giá thể nuôi, dụng cụ phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu xây dựng chuồng nuôi ấu trùng ruồi lính đen với diện tích 10m2.
Nhà trường sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân giun quế và phân ruồi lính đen; kết nối thị trường, tuyển chọn và kết nối các hộ dân với các đơn vị cung cấp giống, vật tư và thu mua sản phẩm sau sản xuất.
Nhà trường sẽ tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả dự án. Đây cũng là cơ hội để các hộ dân chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cải tiến mô hình.
Hội thảo đánh giá hiệu quả sẽ được tổ chức nhằm nhìn nhận lại tổng thể mô hình, từ đó đưa ra các chiến lược nhân rộng mô hình, mở rộng quy mô, tạo điều kiện cho mô hình phát triển bền vững trong tương lai.
Theo https://giaoducthoidai.vn/