Hội thảo khoa học “Thực trạng phân bố đa dạng sinh học, đặc điểm thực vật học, trữ lượng và thành phần hóa học của loài Mía dò”

22/10/2023

Sáng ngày 14/10/2023, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Thực trạng phân bố đa dạng sinh học, đặc điểm thực vật học, trữ lượng và thành phần hóa học của loài Mía dò”.

Đây là Hội thảo nằm trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm tác dụng hỗ trợ điều hoà glucose huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ loài Mía dò trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá” do PGS.TS. Ngô Xuân Lương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học THCS,THPT Hồng Đức làm chủ nhiệm đề tài. Trường Đại học Hồng Đức chủ trì thực hiện.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9303jpg-20231014072026-e.jpg

PGS.TS. Ngô Xuân Lương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học THCS,THPT Hồng Đức phát biểu chủ trì Hội thảo

Tham dự Hội thảo có GS.TS. Phạm Quốc Long – Uỷ viên Hội đồng Giáo sư ngành Hoá học và Công nghệ thực phẩm, nguyên Viện trưởng Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên; PGS.TS. Nguyễn Quang Tùng – Phó Viện trưởng Viện HaUI - Đại học Công nghiệp Hà Nội; GS. TS. Thái Hoàng – Tổng biên tập Tạp chí KH&CN – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; PGS.TS. Trần Quốc Toàn – Giám đốc Trung tâm hợp chất Tự nhiên – Viện hoá học các hợp chất tự nhiên – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; GS.TS. Đoàn Quyết Chiến – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam; ThS. Cao Ngọc Hà – Phó Giám đốc sở KH&CN Thanh Hoá; ThS. Nguyễn Thị Nhung – Phó Trưởng phòng QLKH – Sở KH&CN Thanh Hoá; DSCK2. Trịnh Lê Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hoá; TS. Phan Đình Long – Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương – Bộ Công thương. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo phòng QLKHCN&HTQT, Trung tâm CNTT&TT; cán bộ giảng viên và đông đảo sinh viên khoa Khoa học Tự nhiên. 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9393jpg-20231014072025-e.jpg

GS.TS. Phạm Quốc Long – Uỷ viên Hội đồng Giáo sư ngành Hoá học và Công nghệ thực phẩm, nguyên Viện trưởng Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên phát biểu đồng chủ trì Hội thảo 

Cây Mía dò hay còn được biết đến với danh pháp khoa học Costus Specciosus. Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Mía dò còn phát triển tương đối mạnh tại một số nước Đông Bắc Á như Đài Loan, Trung Quốc. Tại nước ta, Mía dò chủ yếu phát triển mạnh tại khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ. Trong đó, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn,... là một số tỉnh tập trung số lượng lớn cây Mía dò ngoài tự nhiên. Chúng chủ yếu mọc hoang, sinh trưởng tốt mà không cần chăm bón nhiều. Mía dò thuộc loại cây thân rễ mọng nước, thân mọc thẳng hoặc mọc lan. Cây Mía dò có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học như diosgenin, β-sitosterol, saponin furostanol-costusoside,β-D-glucoside, prosapogenin, dioscin, gracillin, đihydrophytylplastoquinone, α-to- copherolquinone, ….Ngoài ra, tác dụng kháng ung thư của cây Mía dò đã được thử nghiệm bởi cây Mía dò có chứa các hoạt chất như β-amyrin, camphene, costunolide, diosgenin, α-humulene, lupeol và zerumbone. Mía dò được sử dụng nhiều trong y học như giúp lợi tiểu, tiêu hóa, hạ đường huyết, chống viêm, sát trùng,.... Bên cạnh đó, Mía dò còn được sử dụng để tạo các chế phẩm chăm sóc làn da.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9206jpg-20231014080826-e.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, Hội thảo đã nhận được hơn 15 bài tham luận của các tác giả là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng viên trong và ngoài trường. Các bài tham luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính sau: Đặc điểm thực vật học của cây Mía dò tại Thanh Hóa; Thực trạng phân bố đa dạng sinh học và trữ lượng của cây Mía dò tại Thanh Hóa; Thành phần hóa học của loài Mía dò tại Thanh Hóa.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9247-20231014080241-e.jpg

ThS. Trịnh Thị Hồng – Giảng viên khoa KHTN trình bày tham luận tại Hội thảo

Tại hội thảo, ThS. Trịnh Thị Hồng – Giảng viên khoa KHTN đã trình bày tham luận về "Thành phần loài, thực trạng phân bố và trữ lượng của mía dò tại Thanh Hoá". Theo đó, ThS. Trịnh Thị Hồng cho biết, cây mía dò có độ cao phân bố rất rộng từ vài chục mét đến gần 1500m ở các khu vực vùng núi. Tại tỉnh Thanh Hoá, mía dò tập trung ở các huyện Như Xuân, Thường Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Bá Thước,… Mía dò chủ yếu sống tại những nơi có độ ẩm cao như ven bờ suối, ven bờ nương rẫy hay các rẫy, vườn bị bỏ hoang lâu ngày. Trữ lượng cây mía dò ở Thanh Hoá không còn nhiều, ước tính cao nhất dưới 1 tấn cây khô. Tất cả các bộ phận của cây mía dò đều được thu hái dùng làm thuốc, trong đó thân và rễ thu hái, cắt nhỏ và sao khô; búp và cành dùng tươi.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9295jpg-20231014072026-e.jpg

TS. Nguyễn Thị Ngọc Mai – Giảng viên khoa KHTN trình bày tham luận tại Hội thảo

Quan tâm đến “thành phần hoá học được phân lập từ đoạn butanol của loài mía dò ở Thanh Hoá”, TS. Nguyễn Thị Ngọc Mai – Giảng viên khoa KHTN cho biết: Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ hiện đại từ phân lập đoạn butanol của loài mía dò thu hái ở huyện Bá Thước đã phân lập và xác định được 03 hợp chất là LH.6 (Costunolide), LH.7 (Diosgenine) và LH.8 (Gracillin), có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, viêm khớp, hen xuyễn,….

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9316jpg-20231014072025-e.jpg

PGS.TS. Trần Quốc Toàn - Giám đốc Trung tâm hợp chất tự nhiên – Viện Hoá học các hợp chất tự nhiên – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo

PGS.TS. Trần Quốc Toàn - Giám đốc Trung tâm hợp chất tự nhiên – Viện Hoá học các hợp chất tự nhiên – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam lại quan tâm đến vấn đề: “Nghiên cứu tối ưu hoá quá trình chiết xuất cao từ loài mía dò (Costus speciosus) ở các huyện miền núi Thanh Hoá”. PGS.TS. Trần Quốc Toàn chia sẻ: Chiết xuất từ cây mía dò ở Thanh Hoá đã cho thấy nhiều hoạt tính sinh học quý như hoạt tính chống oxi hoá, chống ung thư, kháng viêm, chống tiểu đường,... Qua quá trình chiết phần trên mặt đất của cây mía dò thông qua ba yếu tố nhiệt độ, thời gian chiết xuất và tỷ lệ dung môi/nguyên liệu, cho thấy hàm lượng Costunolide trong cao chiết và hiệu suất thu hồi cao chiết được đánh giá trong các thí nghiệm. Điều kiện chiết tối ưu được lựa chọn là nhiệt độ chiết 67 độ C, thời gian chiết 165 phút và tỷ lệ dung môi/nguyên liệu 5/1. Tại điều kiện tối ưu lựa chọn thu được hàm lượng Costunolide trong cao chiết là 38.94 ±1.31mg/g và hiệu suất thu hồi cao chiết là 34.98 ±1.18%.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9270jpg-20231014072025-e.jpg

 GS.TS. Đoàn Quyết Chiến – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9344jpg-20231014072024-e.jpg

 GS. TS. Thái Hoàng – Tổng biên tập Tạp chí KH&CN – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9356jpg-20231014072024-e.jpg

ThS. Cao Ngọc Hà – Phó Giám đốc sở KH&CN Thanh Hoá phát biểu ý kiến tại Hội thảo 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9322jpg-20231014072023-e.jpg

TS. Lê Đình Chắc - Giảng viên khoa KHTN phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Cũng tại Hội thảo các đại biểu đã trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề về giá trị y học và dược học của cây mía dò, xác định các chỉ tiêu định lượng, thành phần hoá học; độc tính cấp, độc tính bán trường diễn từ cao định chuẩn của cây mía dò; xác định độ an toàn của các nguyên tố As, Cd, Hg và Pb ở cây mía dò trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá; quy trình sản xuất định chuẩn và quy trình sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có tác dụng hỗ trợ điều hoà glucose huyết.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9363jpg-20231014075811-e.jpg

PGS.TS. Hoàng Thị Mai -  Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo, PGS.TS. Hoàng Thị Mai -  Phó Hiệu trưởng Nhà trường gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học dành cho Hội thảo. Đặc biệt đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến góp ý, gợi mở của các đại biểu tham dự; PGS.TS. Hoàng Thị Mai đề nghị chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu, tiếp tục hoàn chỉnh các nội dung của đề tài KHCN cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu của cơ quan đặt hàng và sớm có sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn, qua đó đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa./.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202310/Images/1f9a9396jpg-20231014072026-e.jpg

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Trung tâm CNTT&TT

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN