Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp Trường Đại học Hồng Đức: Đào tạo lý thuyết gắn với thực hành nghề

06/04/2023

Nhận thức tầm quan trọng của việc gắn “học” với “hành”, truyền thụ tri thức chuyên môn với xây dựng kỹ năng nghề cho sinh viên, trong những năm qua, cùng với việc đầu tư xây dựng khu thực hành vườn trại đúng quy chuẩn; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cho đội ngũ giáo viên thực hành; Khoa NLNN còn chú trọng vào công tác đào tạo thực hành, tăng số giờ học thực hành trong chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng.

Khu thực hành vườn trại cho sinh viên khoa Nông Lâm Ngư nghiệp có diện tích khoảng gần 4ha, nằm trong khuôn viên Trường Đại học Hồng Đức, được tổ chức theo mô hình vườn – trại, quy hoạch thành các khu riêng biệt như: Khu chăn nuôi hỗn hợp (gồm có chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và mô hình nuôi trồng thủy sản một số loại cá truyền thống); khu trồng cây lâm nghiệp/cây ăn quả và cây xanh đô thị (bao gồm cây gỗ lớn, cây cảnh quan/cây xanh đô thị, vườn ươm giống cây các loại, vườn cây ăn quả, cây dược liệu,...); khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà có mái che (nhà lưới, nhà màng) đối với các loại cây thực phẩm có giá trị cao như các loại dưa, các loại nấm dược liệu;…

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/dsc03999jpg-20230406030146-e.jpg

Sinh viên khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp thực hành kỹ năng nghề tại Khu thực hành vườn - trại

 Hiện nay khoa NLNN Trường Đại học Hồng Đức đang đào tạo tổng số 233 sinh viên Đại học chính quy ở 4 ngành: Khoa học cây trồng, Lâm học, Chăn nuôi - Thú y, Quản lý đất đai. Bên cạnh đó, khoa NLNN còn đào tạo 01 chuyên ngành thạc sĩ và 01 chuyên ngành tiến sĩ. Nhận thức tầm quan trọng của việc gắn “học” với “hành”, truyền thụ tri thức chuyên môn với xây dựng kỹ năng tay nghề cho sinh viên, trong những năm qua, cùng với việc đầu tư xây dựng khu thực hành vườn trại… đúng quy chuẩn; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cho đội ngũ giáo viên thực hành… Khoa NLNN còn chú trọng vào công tác đào tạo thực hành, tăng số giờ học thực hành trong chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng. Nhờ chương trình đào tạo phù hợp, gắn với thực hành, thực tiễn, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm của khoa khá cao. Nhiều ngành được các nhà tuyển dụng ký cam kết sử dụng nhân sự khi tốt nghiệp.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/dsc04061jpg-20230406030146-e.jpg

ThS. Trần Ngọc Lợi - Tổ trưởng tổ Thực hành vườn - trại chăm sóc nấm Linh Chi 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241432203309-8ed041c85008bbc643ca7e3d72ce8118-20230406081326-e.jpg

Mô hình nuôi trồng thủy sản tại Khu thực hành vườn trại.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241428781437-188e1034f286af9c4a3ec1617f40b258-20230406081325-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241429298463-85cba51ea714185783cbd227ab9ebab2-20230406081326-e.jpg

Mô hình cây ăn quả tại Khu thực hành vườn - trại.

Để hoạt động thực hành của sinh viên có hiệu quả, mới đây, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đã ra Quyết định số 295/QĐ - ĐHHĐ ký ngày 17/02/2023 về việc thành lập tổ thực hành vườn trại thuộc khoa NLNN. Tổ thực hiện chức năng quản lý và khai thác có hiệu quả các phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; quản lý và khai thác có hiệu quả toàn bộ khu thực hành, rèn nghề trong khuôn viên Nhà trường đảm bảo phục vụ đầy đủ, có chất lượng các hoạt động thực hành, rèn nghề, xây dựng và duy trì các mô hình sản xuất tại khu vườn - trại thực hành của khoa, bao gồm: Xây dựng và duy trì thường xuyên 01 mô hình chăn nuôi hỗn hợp (chăn nuôi đại gia súc (bò sinh sản - quy mô đàn tối thiểu 05 con), gia cầm (gà/vịt - quy mô tối thiểu 100 con/lứa) và các vật nuôi khác (lợn, thỏ, chó...) và mô hình nuôi trồng thủy sản một số loại các truyền thống); xây dựng và duy trì thường xuyên 01 mô hình cây lâm nghiệp/cây ăn quả và cây xanh đô thị (bao gồm cây gỗ lớn, cây cảnh quan,cây xanh đô thị, vườn ươm giống cây các loại, vườn cây ăn quả, cây dược liệu,...); xây dựng và duy trì thường xuyên 01 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà có mái che (nhà lưới, nhà màng) đối với các loại cây thực phẩm có giá trị cao như các loại dưa, các loại nấm dược liệu; xây dựng và duy trì thường xuyên 01 khu trung bày, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm thực hành, thực tập và sản phẩm mô hình sản xuất thực nghiệm của khoa và Nhà trường…

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241432317809-9b594f168cb9a2edb846442b9ba9b3a3-20230406081326-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241432052277-823369b77f05e07f2ae12ff04c59b9b7-20230406081326-e.jpg

Mô hình chăn nuôi hỗn hợp tại Khu thực hành vườn trại.

Bên cạnh đó, tổ thực hành vườn – trại còn tham gia giảng dạy thực hành các học phần tại các mô hình sản xuất thực nghiệm cho học viên/sinh viên các ngành/chuyên ngành đào tạo của khoa và nhà trường; thực hiện các dịch vụ trải nghiệm giáo dục vườn - trại đáp ứng nhu cầu của học viên, sinh viên, cán bộ giảng viên và các tổ chức/cá nhân.

Với những định hướng trên, khu thực hành vườn trại sẽ thực sự là một không gian lý tưởng để Nhà trường thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy - học, mở rộng không gian học tập, nghiên cứu, trải nghiệm, tiến hành các bài học tích hợp liên môn, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên, …cho học viên, sinh viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu, uy tín của Nhà trường nói chung và lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp nói riêng./.

 

Một số hình ảnh khác tại Khu thực hành vườn - trại:

 
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241431933624-d222091ca270b519fc2e89680e25b64d-20230406081326-e.jpgMedia/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241427978773-9376ef17257149ac65399716115256e3-20230406081326-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241428701866-79cba2e5d4ced9d23d2da997cc286303-20230406081325-e.jpgMedia/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241427881315-68415a243e7c9e3a734b703e4d6133b8-20230406081325-e.jpg

Trung tâm CNTT&TT

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN