Phiên tòa giả định – Một hoạt động rèn nghề hiệu quả cho sinh viên ngành Luật Trường Đại học Hồng Đức

06/04/2023

Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, gắn lý luận với thực tiễn với mục tiêu “học-hiểu-hành”, Khoa Lý luận Chính trị - Luật đã đưa mô hình Phiên tòa giả định trở thành một nội dung thực thành trong chương trình đào tạo cho sinh viên ngành Luật.

Như tên gọi của mình, Phiên tòa giả định nhằm tái hiện một phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án, với đầy đủ các thành phần tham gia gồm: Hội đồng xét xử; đại diện Viện kiểm sát; bị cáo; người bào chữa cho bị cáo; bị hại; những người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án… do các sinh viên của ngành Luật, Trường Đại học Hồng Đức đóng vai. Tính chất “giả định” thể hiện ở việc vụ án và phiên tòa không phải là thật nhưng quá trình tham gia giải quyết vụ án và trình tự, thủ tục diễn ra gần tương đồng với thực tế. Trong quá trình chuẩn bị phiên tòa, giảng viên chỉ đứng phía sau hỗ trợ, định hướng, còn sinh viên tự mình xây dựng kế hoạch, tổ chức và phân công nhiệm vụ; xây dựng kịch bản; phân công người tham gia và tổ chức dàn dựng để tổ chức một phiên toà thực sự mang diễn biến thực tế.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241429295523-194e90d8b19bdf561e7fe4995639ef69-20230406081300-e-20230406100804-e.jpg

Quang cảnh phiên tòa giả định.

Nội dung phiên tòa giả định được tổ chức vào ngày 05/04/2023 là vụ án dân sự về việc ly hôn giữa ông Hoàng Anh Quân và bà Lường Thu Uyên cư trú tại thôn Cao Hậu, Xã Hoàng Giang, huyện Thanh Bình, tỉnh Hà Nam tranh chấp về tài sản trong hôn nhân. Trong buổi diễn án, sinh viên đã mô phỏng thực tế trình tự tiến hành một phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trên thực tế, bao gồm các phần: Thủ tục bắt đầu phiên tòa; Tranh tụng tại phiên tòa; Nghị án; Tuyên án. Ngoài ra, sinh viên Luật còn được thầy cô bộ môn giải đáp các vấn đề pháp lý thực tế liên quan đến chương trình học và các vụ án hiện đang được dư luận quan tâm gần đây.

TS. Lê Văn Minh - Trưởng Khoa Lý luận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức cho biết: Nghiên cứu mô hình của một số trường đại học trên thế giới cho thấy việc đưa phiên tòa giả định vào hoạt động đào tạo cho sinh viên ngành Luật như môn học bắt buộc đang trở thành xu hướng phổ biến và mang lại những thành công đáng kể; bộ môn Luật đã tổ chức, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tổ chức phiên tòa giả định. Phiên tòa giả định đòi hỏi sinh viên phải tham gia vào một chuỗi hoạt động từ khi tiếp xúc vụ án, nghiên cứu xây dựng lập luận, viết bài biện hộ đến khi tranh tụng tại phiên tòa. Đặc biệt, sinh viên thường được giao giải quyết những vụ việc trong lĩnh vực pháp lý mà các em chưa thông thạo hoặc những vụ việc phức tạp xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. Đây là cơ hội giúp sinh viên đào sâu các kiến thức luật thực định và vận dụng vào thực hành các kỹ năng nền tảng đã đề cập ở trên.

Tham gia phiên tòa, với tư cách là Luật sư tham gia tranh tụng, em Trịnh Minh Đức lớp K24 – Đại học Luật chia sẻ: Đây là những buổi học đặc biệt mà sinh viên ngành Luật mà chúng em chờ đợi. Hình thức rèn  nghề vừa mang tính trực quan, vừa sáng tạo, sinh động giúp chúng em tiếp thu nội dung pháp luật một cách tự nhiên, bồi đắp kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích và lập luận,  kỹ năng viết và nói… Đặc biệt, với mô hình phiên tòa giả định, chúng em còn rèn được sự tự tin, bản lĩnh, vượt qua được tâm lý e ngại, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp với các cộng sự, tổ chức và quản lý công việc./.

Một số hình ảnh khác tại phiên tòa giả định:

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241429593826-fa38c6d0e5f2958c868f62d9660e79c8-20230406081300-e.jpgMedia/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241429591706-a4e7c085424483d871d3ecba38204c3d-20230406081300-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/z4241429746405-cd69142328f78229f1dea01c13bed755-20230406081259-e-20230406100804-e.jpg

Hình ảnh Tòa tuyên án tại phiên tòa giả định. 

Khoa Lý luận Chính trị - Luật tiền thân là khoa Lý luận Chính trị, được thành lập theo quyết định thành lập Trường Đại học Hồng Đức vào ngày 24/9/1997.
Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển, khoa Lý luận Chính trị - Luật không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Hiện nay, khoa có 33 cán bộ, giảng viên, trong đó có 07 Tiến sỹ, 25 Thạc sỹ (04 NCS).
Khoa có nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy các môn Lý luận Chính trị và Pháp luật cho các hệ bậc đào tạo trong toàn trường. Từ năm học 2015 – 2016, khoa được Nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo Cử nhân Luật học. Năm 2022, chương trình đào tạo Đại học Luật của khoa đã được kiểm định và công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong kỳ tuyển sinh Đại học năm 2023, Trường Đại học Hồng Đức có 2600 chỉ tiêu của 32 ngành đào tạo Đại học, riêng ngành Luật (Mã số: 7380101) tuyển sinh 200 chỉ tiêu.

Trung tâm CNTT&TT 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN