24/10/2023
Toàn cảnh Chương trình đối thoại
Tham dự chương trình có TS. Phạm Hồng Quất – Cục Trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KHCN; ông Từ Minh Hiệu – Phó Trưởng Phòng KNĐMST, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN; ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc vườn ươm BK Holdings; bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Trưởng Làng Công nghệ ĐMST mở, Tập đoàn tại Techfest 2022, Nhà sáng lập và điều hành KisStartup; bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Công ty TNHH Green Family Development. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường; Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc, các tổ chức đoàn thể cấp trường cùng đông đảo cán bộ giảng viên và sinh viên trong toàn trường.
Chương trình đối thoại “Đổi mới sáng tạo mở trong Giảng viên – Sinh viên – Nhà trường: Tạo sóng đổi mới sáng tạo trong giáo dục” là dịp để các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ giảng viên, tổ chức, doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ về hoạt động KNĐMST trong trường đại học. Đây là sự kiện rất có giá trị tạo sức lan tỏa tinh thần KNĐMST trong sinh viên, là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Trường Đại học Hồng Đức - 25 năm vững vàng đi tới (24/9/1997 - 24/9/2022).
Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Trưởng Làng Công nghệ ĐMST mở, Tập đoàn tại Techfest 2022, Nhà sáng lập và điều hành KisStartup
Tại chương trình, bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Trưởng Làng Công nghệ ĐMST mở, Tập đoàn tại Techfest 2022, Nhà sáng lập và điều hành KisStartup đã chia sẻ về vấn đề vai trò của Giảng viên - Sinh viên về ĐMST trong trường đại học; vai trò của trường đại học qua các giai đoạn phát triển của startup; hệ sinh thái KNĐMST trong trường đại học; .... bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh cho rằng để trở thành trường ĐMST thì vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng, phải cam kết và xây dựng được tầm nhìn dài hạn, xây dựng được văn hóa khởi nghiệp trong trường học, đồng thời phải thúc đẩy được tinh thần khởi nghiệp, thiết lập được các mối quan hệ với doanh nghiệp, cộng đồng và chuyển giao công nghệ vào đời sống sản xuất.
Ông Từ Minh Hiệu - Phó Trưởng phòng KNĐMST, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN
Ông Từ Minh Hiệu – Phó Trưởng Phòng KNĐMST, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN đã trao đổi về vấn đề “ĐMST mở và vai trò của trường đại học”. Ông Từ Minh Hiệu đã nêu ra nhu cầu, các triết lý và giải pháp trong ĐMST; giới thiệu những nền tảng ĐMST mở thành công trên thế giới và một số hoạt động ĐMST trong các trường đại học tại Việt Nam, đồng thời đưa ra một số lợi ích ngắn hạn và dài hạn để nâng cao năng lực KNĐMST, cùng nhau kết nối trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Ông Phạm Hồng Quất - Cục Trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN
TS. Phạm Hồng Quất - Cục Trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN đã chia sẻ vai trò của trường học trong hệ sinh thái khởi nghiệp; truyền cảm hứng về tinh thần khởi nghiệp đến các cán bộ giảng viên và sinh viên Nhà trường. TS. Phạm Hồng Quất mong rằng Trường Đại học Hồng Đức sẽ sớm trở thành hạt nhân trong KNĐMST.
Ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc vườn ươm BK Holdings trao đổi về cơ hội và thách thức của ĐMST trong trường học
Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Công ty TNHH Green Family Development trao đổi về hành trình khởi nghiệp
Cũng tại chương trình, các đại biểu tham dự, các cán bộ giảng viên và sinh viên Nhà trường đã được các diễn giả, các chuyên gia trao đổi về hành trình khởi nghiệp; cơ hội và thách thức của ĐMST trong trường đại học; ĐMST nên bắt đầu từ đâu?.... và giải đáp một cách thỏa đáng các câu hỏi, các vướng mắc của các cán bộ giảng viên, các bạn sinh viên về thúc đẩy các hoạt động KNĐMST trong trường đại học.
Ký kết biên bản hợp tác về xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp giữa Trường Đại học Hồng Đức và KisStartup
Trong khuôn khổ của chương trình, PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường và bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Trưởng Làng Công nghệ ĐMST mở, Tập đoàn tại Techfest 2022, Nhà sáng lập và điều hành KisStartup đã ký kết biên bản hợp tác về xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
PGS. TS. Bùi Văn Dũng phát biểu tại Chương trình.
Phát biểu tại chương trình, PGS.TS. Bùi Văn Dũng cũng chia sẻ: Để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, trong thời gian tới, Trường Đại học Hồng Đức sẽ tiếp tục đẩy mạnh tinh thần của Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Chính phủ; thành lập “Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hoá” tại Trường, nhằm thực hiện chức năng kết nối, hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp ĐMST tại tỉnh Thanh Hóa; là đầu mối quản lý đối với các hoạt động khởi nghiệp của HSSV và tham gia giảng dạy học phần "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" cho HSSV Nhà trường; cung cấp các hoạt động/dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp ĐMST cho HSSV, cho thanh niên và các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, Nhà trường tăng cường chỉ đạo các khoa đào tạo, các đơn vị chức năng liên quan, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên quan tâm, đồng hành, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh văn hóa khởi nghiệp, ĐMST trong HSSV, qua đó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương
Thay mặt Nhà trường, PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường đã chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ giảng viên, tổ chức, doanh nghiệp đến chia sẻ tại diễn đàn này. PGS.TS. Bùi Văn Dũng tin rằng diễn đàn đối thoại này đã giúp các cán bộ giảng viên, sinh viên tiếp cận và nhận thức sâu hơn về khái niệm ĐMST; khơi gợi, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong sinh viên Trường Đại học Hồng Đức../.
Một số hình ảnh khác tại chương trình:
TS. Hoàng Đình Hải - Phó trưởng khoa KHTN giao lưu với các chuyên gia tại chương trình
Sinh viên Nhà trường giao lưu với các chuyên gia tại chương trình
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại chương trình
BBT website