Hội thảo khoa học "Giáo dục STEAM ở bậc học mầm non"

11/04/2025

Ngày 11/4/2025, tại Hội trường 302 – NĐH, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giáo dục STEAM ở bậc học mầm non”.

Tham dự Hội thảo có ThS. Thiều Thị Duyên - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hoá; đại diện lãnh đạo các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Ngô Chí Thành – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo phòng Quản lý khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; các tác giả có bài tham luận; cán bộ giảng viên và đông đảo sinh viên khoa Giáo dục.

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc01902jpg-20250411092055-e.jpg

TS. Lê Thị Huyên – Phó Trưởng khoa Giáo dục phát biểu đề dẫn Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Lê Thị Huyên – Phó Trưởng khoa Giáo dục nhấn mạnh: Giáo dục STEM cho trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Hoạt động này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề; vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn; khả năng làm việc nhóm, hợp tác; giúp trẻ hứng thú và có niềm đam mê với khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Từ giáo dục STEM, trẻ mẫu giáo được phát huy năng lực Toán học, có nhiều nhận thức về môi trường, kỹ năng sống, tăng thêm khả năng cạnh tranh toàn cầu. Những hoạt động ứng dụng STEM tạo môi trường cho các trẻ nhỏ và cả giáo viên được trải nghiệm nhiều kỹ năng, được suy nghĩ, được tư duy, được phép làm thử và được phép sai… Từ đó sẽ cho mỗi người phát huy năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp. Với ý nghĩa thiết thực của chủ đề Hội thảo, TS. Lê Thị Huyên mong muốn các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên cùng trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cập nhật về giáo dục STEM/STEAM; tình hình thực hiện giáo dục STEM/STEAM trong cơ sở GDMN, từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp vận dụng giáo dục STEM/STEAM trong GDMN, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN, giúp sinh viên ngành GDMN phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và xu thế xã hội.

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc01961jpg-20250411092112-e.jpg
PGS.TS. Ngô Chí Thành - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo
Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc02025jpg-20250411094921-e.jpg

ThS. Thiều Thị Duyên - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hoá phát biểu tại Hội thảo

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc02052jpg-20250411093110-e.jpg

PGS.TS. Nguyễn Thị Hà Lan - Trưởng khoa Giáo dục phát biểu tại Hội thảo 

Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 19 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý; các các bộ giảng viên, giáo viên trong và ngoài trường. Các tham luận tập trung chủ yếu xoay quanh các nội dung chính như: Các nghiên cứu và kinh nghiệm trong nước, quốc tế về Giáo dục STEM/STEAM cho trẻ mầm non; Lý luận chung về Giáo dục STEM/STEAM, Giáo dục STEM/STEAM trong GDMN; Thực tiễn triển khai giáo dục STEM/STEAM ở các trường mầm non hiện nay; Kinh nghiệm về triển khai giáo dục STEM/STEAM ở các trường mầm non hiện nay; Thực trạng và giải pháp/biện pháp vận dụng hiệu quả Giáo dục STEM/STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non hiện nay.

 
Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc01971jpg-20250411094118-e.jpg

ThS. Phạm Thị Minh Thanh - Hiệu trưởng Trường MN Lam Sơn, TP Thanh Hóa trình bày tham luận tại Hội thảo

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc02021jpg-20250411094647-e.jpg

Cô giáo Lê Thị Hương - Hiệu trưởng Trường MN Búp Sen Xanh, TP Thanh Hóa trình bày tham luận tại Hội thảo

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc01924jpg-20250411092054-e.jpg

ThS. Trịnh Thị Quyên, giảng viên Khoa Giáo dục trình bày tham luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo các đại biểu tham dự đã nghe một số tham luận quan trọng liên quan đến các vấn đề như: tham luận “Ứng dụng giáo dục Steam trong xây dựng kế hoạch hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non theo quy trình 5E” của ThS. Trịnh Thị Quyên - Giảng viên Khoa Giáo dục; tham luận “Kinh nghiệm vận dụng Giáo dục Steam vào việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các Trường Mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” của ThS. Phạm Thị Minh Thanh - Trường MN Lam Sơn, TP Thanh Hóa; tham luận Vận dụng Steam trong giảng dạy học phần “Văn học dân gian với giáo dục trẻ Mầm non” của ThS. Nguyễn Thị Mai Hương, giảng viên Khoa Giáo dục; tham luận "Giải pháp vận dụng hiệu quả giáo dục Steam trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non” của cô giáo Lê Thị Hương, Hiệu trưởng Trường MN Búp Sen Xanh, TP Thanh Hóa.

Cũng tại Hội thảo, đa số các đại biểu đều cho rằng, ở trường mầm non có 3 hoạt động chính: hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động. Loại hình hoạt động nào cũng có thể tích hợp giáo dục STEAM. Nếu giáo viên xác định được thành tố STEAM nào là chính, thành tố nào có thể tích hợp được vào hoạt động thì có thể thiết kế và tổ chức được hoạt động tích hợp STEAM một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nhận định, tiếp cận STEAM trong giáo dục mầm non có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng nền tảng khái niệm, kiến thức và kỹ năng cho trẻ em. Việc tiếp cận STEAM phù hợp với giáo dục mầm non vì đều có những điểm chung như: bản chất tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; học qua chơi, qua trải nghiệm và tương tác với vật liệu.

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc02039jpg-20250411093110-e.jpg

Cô giáo Phạm Thị Khánh Hoà -  Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Sơn phát biểu tại Hội thảo

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc01984jpg-20250411095258-e.jpg

TS. Hồ Sỹ Hùng, Trưởng BM Giáo dục Nhận Thức – Dinh dưỡng & Thể chất, Khoa Giáo dục phát biểu tại Hội thảo

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc02006jpg-20250411092332-e.jpg

Quang cảnh Hội thảo

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202504\Images/dsc02071jpg-20250411093111-e.jpg

Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưuu niệm

Với nội dung phong phú của các tham luận và các ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự, Hội thảo khoa học “Giáo dục STEAM ở bậc học mầm non” đã thành công tốt đẹp và gợi mở nhiều giải pháp, biện pháp, vận dụng hiệu quả phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non, cũng như đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay. Đồng thời, kết quả của Hội thảo cũng mang đến lời giải đáp, các khuyến nghị quý báu để Khoa Giáo dục và Trường Đại học Hồng Đức có những điều chỉnh phù hợp trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngành giáo dục mầm non của Nhà trường./.

Trung tâm CNTT, TT&TV

 

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2025

TIN LIÊN QUAN