Trường Đại học Hồng Đức tham dự Hội thảo quốc tế thường niên đa ngành lần thứ 12 (ICMR)

16/11/2024

Ngày 15/11/2024, tại Trường Đại học Tân Trào đã diễn ra Hội thảo quốc tế thường niên đa ngành lần thứ 12 (ICMR). Hội thảo do Trường Đại học Tân Trào và Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng chủ trì diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Tại diễn đàn quốc tế quan trọng này, các chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thảo luận các sáng kiến mới nhằm thúc đẩy các nghiên cứu đa ngành về xu hướng và những đối mới trong giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Dự hội thảo có đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang; Đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh; TS. Cao Tuấn Anh - Vụ Khoa học công nghệ, Bộ giáo dục Đào tạo; PGS.TS. Nguyễn Đức Vượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình; PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức; Hội thảo còn thu hút đông đảo các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia, Hàn Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thailand và Philippines tham dự.

Về phía Trường Đại học Tân Trào có TS. Nguyễn Minh Anh Tuấn - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng; TS. Phạm Duy Hưng - Phó Bí thư Đảng uỷ - Phó Hiệu trưởng cùng toàn thể lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm và giảng viên, sinh viên Nhà trường.

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202411\Images/19-20241115092355-e.jpg
Quang cảnh hội thảo
Media\1_hdu_home\FolderFunc\202411\Images/z6039238222511-d9416bfa47484ddf156a15e67a860685-20241116080248-e.jpgĐại biểu tham dự Hội nghị

Hội thảo quốc tế thường niên đa ngành lần thứ 12 (ICMR) với chủ đề “Thúc đẩy các nghiên cứu đa ngành về xu hướng và những đối mới trong giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững” được đồng phối hợp tổ chức bởi Hội các trường khu vực Đông Nam Á: Đại học Sains Malaysia (Malaysia), Đại học Hasanuddin (Indonesia), Đại học Islam Sumatera Utara (Indonesia), Đại học Syiah Kuala (Indonesia), Đại học Sulawesi Barat (Indonesia), Đại học quốc gia Cam-pu-chia Công nghệ và Khoa học (Cam-pu- chia), Đại học Thaksin (Thailand), Đại học Khoa học và Công nghệ (Philippines), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Việt Nam), và Trường Đại học Tân Trào (Việt Nam).

Hội thảo là kết quả của một quá trình chuẩn bị và hợp tác giữa Trường Đại học Tân Trào, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Hội thảo đã tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu, trao đổi học thuật, trao đổi ý tưởng và xây dựng mối quan hệ học thuật với nhau, xây dựng cộng đồng học thuật, kết nối và lan tỏa tri thức. Hội thảo đã tập trung thảo luận các xu hướng và đổi mới trong giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững với các chủ đề chính bao gồm: Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa học tự nhiên, Phát triển du lịch bền vững, Giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ. 

Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 341 bài báo cáo, tham luận và tuyển chọn được 160 bài đưa vào kỷ yếu hội thảo. Các bài báo cáo, tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đem đến những góc nhìn đa chiều và đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững trong các lĩnh vực, phản ảnh xu hướng đổi mới trong giáo dục và công nghệ, mở ra những hướng đi mới cho sự phát triển của du lịch và quản lý kinh tế - xã hội.

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202411\Images/18-20241115092356-e.jpg

PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức tham dự hội thảo

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202411\Images/z6035501931480-e4f4739b3846e01a12737765d0222c73-20241115092358-e.jpg
Đoàn cán bộ Trường Đại học Hồng Đức tham dự hội thảo

Tại phiên toàn thể, các đại biểu đã được nghe 2 tham luận: Innovation by Collaboration: Advancing Multidisciplinary Approaches for Sustainable Development in Higher Education do Prof. Sang-Bum Shin - Đại học Yonsei Hàn Quốc trình bày; Land Policies for Sustainable Rural Economic develomen: Lessons Learned during the Renewal Era in Vietnam do GS. Hà Thúc Viên - Đại học Việt Đức trình bày.

Sau phiên toàn thể Hội thảo chia làm 04 tiểu ban:

Tiểu ban 1: Thảo luận các nội dùng trong chủ đề về Kinh tế và Quản trị Kinh doanh do Assoc. Giáo sư. Ján Hunady từ Đại học Matej Bel, Slovakia làm Trưởng tiểu ban. 

Tiểu ban 2: Thảo luận nội dung trong chủ đề về Môi trường và Du lịch Bền vững do Yalcin Kaya từ Đại học Trakya, Thổ Nhĩ Kỳ làm Trưởng tiểu ban.

Tiểu ban 3: Thảo luận nội dung trong chủ đề về Giáo dục và Kỹ thuật do Giáo sư. Sang-bum Shin từ Đại học Yonsei, Hàn Quốc làm Trưởng tiểu ban

Tiểu ban 4: Thảo luận nội dung trong chủ đề về Giáo dục và Kỹ thuật do Tiến sĩ Muhammad Nasir Badu từ Đại học Sulawesi Barat, Indonesi Trưởng tiểu ban.

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202411\Images/dsc-0227-20241115092617-e.jpg
Đại biểu trình bày tham luận tại Phiên toàn thể

Ở mảng nội dung về Kinh tế và Quản trị kinh doanh, các nghiên cứu đã tập trung vào các chủ đề như phát triển bền vững trong kinh doanh, tác động của công nghệ số đến doanh nghiệp và các chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển địa phương. Đặc biệt, nhiều báo cáo đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ số để giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh tế hiện nay.

Ở mảng nội dung về Môi trường và Phát triển du lịch bền vững, các nhà nghiên cứu đã chia sẻ những phát hiện quan trọng về tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp năng lượng tái tạo. Một số báo cáo từ các nhà khoa học quốc tế đã nhấn mạnh tiềm năng của các công nghệ tiên tiến trong việc quản lý năng lượng và bảo vệ môi trường. Các báo cáo tại phiên chuyên đề về du lịch bền vững đã cung cấp một bức tranh đa dạng về các phương pháp tiếp cận bền vững trong quản lý và phát triển du lịch. Các nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, sự đổi mới công nghệ, quản lý tài nguyên để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Ở mảng nội dung về Giáo dục và Kỹ thuật, các báo cáo đã tập trung vào những phương pháp giáo dục sáng tạo như học tập dựa trên dự án và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong giảng dạy. Các phương pháp này không chỉ giúp nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên mà còn khuyến khích tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại.

Cũng tại Hội thảo, cùng với việc trình bày các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế còn được giao lưu, trao đổi thông tin, chia sẻ và thảo luận những vấn đề tồn tại trong xã hội và khám phá những ý tưởng công nghệ mới nhằm phục vụ cộng đồng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Media\1_hdu_home\FolderFunc\202411\Images/z6039238230809-0d748bfcf4991c8b962f3e6c84729d68-20241116080248-e.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Kết quả từ các bài nghiên cứu của các nhà khoa học và các ý kiến trực tiếp tại hội thảo đã gợi mở một số hướng nghiên cứu trong thời gian tới, cụ thể như: Cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu về ứng dụng công nghệ số trong quản lý và vận hành doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; cần đẩy mạnh nghiên cứu về các giải pháp năng lượng tái tạo để đáp ứng các thách thức của biến đổi khí hậu; cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng rộng rãi các mô hình giáo dục sáng tạo, liên ngành, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ năng và tư duy của thế hệ trẻ.

Hội thảo Khoa học Quốc tế đa ngành lần thứ 12 đã diễn ra thành công tốt đẹp, mang lại nhiều kết quả giá trị và ý nghĩa. Hội thảo cũng đã góp phần nâng cao sự hiểu biết về xu hướng và những đổi mới trong giáo dục trên toàn thế giới nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững./.

Trung tâm CNTT&TT

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN