29/03/2024
Tham dự Hội thảo có TS. Nguyễn Thị Tình - Trưởng khoa Luật và Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Về phía Trường Đại học Hồng có PGS. TS. Hoàng Thị Mai - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Thị Việt Hưng - Phó trưởng phòng QLKH, CN & HTQT; các tác giả có bài tham luận, cán bộ giảng viên, sinh viên khoa Lý luận Chính trị - Luật và các nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
Với ý nghĩa thiết thực, Hội thảo đã nhận được gần 30 bài tham luận của các nhà khoa học, cán bộ giảng viên đến từ Học viện chính trị, Bộ Quốc phòng; Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá; Trường Cao đẳng y tế Thanh Hoá và các cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hồng Đức. Các tham luận chủ yếu xoay quanh các nội dung chính sau: Tiến trình nhận thức của Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam (qua các kỳ Đại hội); nội dung cơ bản trong quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; những thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam; những thách thức, những cơ hội và các giải pháp xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: Trong suốt chặng đường hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hoá và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phát huy sức mạnh văn hoá đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây không chỉ là điều kiện để phát triển lành mạnh con người và xã hội mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và tiến bộ của đất nước. Với ý nghĩa đó, hy vọng Hội thảo sẽ gợi mở ra nhiều ý tưởng và đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, PGS.TS. Hoàng Thị Mai cũng đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo trao đổi, thảo luận, làm rõ một số vấn đề liên quan đến sự tự lập, tự tôn, tự trọng của sinh viên, thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây vào Việt Nam; cần chắt lọc, tiếp thu những gì để phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay.
TS. Nguyễn Thị Việt Hưng - Phó trưởng phòng QLKHCN&HTQT phát biểu chủ trì Hội thảo
TS. Mai thị Quý - Phó trưởng khoa LLCT - Luật phát biểu đồng chủ trì Hội thảo
TS. Lê Văn Minh - Trưởng khoa LLCT - Luật phát biểu tại Hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã được nghe một số bài tham luận của các tác giả tiêu biểu như: Kế thừa giá trị văn hoá truyến thống dân tộc, khát vọng phát triển đất nước trong sinh viên hiện nay” của TS. Nguyễn Thị Tâm; tham luận “Ngăn chặn sự “Sâm lăng văn hoá” trong xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam” của TS. Vũ Thị Lan; tham luận “Phát huy ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước trong sinh viên hiện nay” của ThS. Đặng Thuỳ Vân; tham luận “Quan điểm của Đảng về giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam hiện nay” của ThS. Lê Thị Hoài; tham luận “Quan điểm của Đảng về vai trò của văn hoá trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” của ThS. Dư Thị Hương… Hầu hết các đại biểu đều nhận định: Để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là cần mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hoá, đổi mới tăng cường việc giới thiệu và truyền bá văn hoá, văn học nghệ thuật, đất nước con người Việt Nam với thế giới, khuyến khích cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn, quảng bá văn hóa Việt Nam, tham gia tích cực vào xây dựng, phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là hai mặt của một quá trình, luôn kết hợp chặt chẽ với nhau. Bất cứ một sự lệch lạc nào cũng đưa đến những tổn hại cho việc xây dựng nền văn hóa mới. Trong xây dựng, phát triển văn hóa phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng. Nền tảng có vững vàng thì mới tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại; chắt lọc được những gì thực sự là tinh hoa và mới vứt bỏ được những gì là phế thải của bất cứ loại phản văn hóa nào từ bên ngoài.
TS. Nguyễn Thị Tình - Trưởng khoa Luật và Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo
ThS. Lê Thị Hoài - Giảng viên khoa LLCT - Luật trình bày tham luận tại Hội thảo
TS. Vũ Thị Lan - Giảng viên khoa LLCT - Luật trình bày tham luận tại Hội thảo
Sinh viên tham dự Hội thảo phát biểu ý kiến
Quang cảnh Hội thảo
Phát biểu kết luận tại Hội Thảo, TS. Nguyễn Thị Việt Hưng - Phó Trưởng phòng QLKHCN & HTQT đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến góp ý, gợi mở của các đại biểu tham dự Hội thảo; đồng thời, TS. Nguyễn Thị Việt Hưng khẳng định: Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Và Hội thảo “Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã thật sự trở thành diễn đàn khoa học để các vị khách quý, các nhà khoa học và các thầy cô giáo trong và ngoài trường trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, những bài học bổ ích và đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Trung tâm CNTT&TT