Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ: “Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”

17/09/2024

Sáng ngày 06/11/2023, tại Trường Đại học Hồng Đức, Hội đồng KH&CN đã tổ chức họp, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp bộ: “Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”. Đề tài do TS. Lê Thị Thắm - Giảng viên khoa Lý luận Chính trị - Luật làm chủ nhiệm và Trường Đại học Hồng Đức là đơn vị chủ trì.

Hội đồng nghiệm thu Trường Đại học Hồng Đức được thành lập gồm 7 thành viên do PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường làm chủ tịch hội đồng, ThS. Trần Thị Hằng -  Chuyên viên phòng QLKHCN&HTQT làm thư ký.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202311/Images/z4854301557969-78729582059dfd19438c620ee930fd9b-20231107075022-e.jpg
Quang cảnh buổi nghiệm thu cấp cơ sở của đề tài

Đề tài hướng tới mục tiêu: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; Xác định được yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa; Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202311/Images/z4854301575945-a8e80a83ec812c4de92952a0f307c522-20231107075023-e.jpg
TS. Lê Thị Thắm - Giảng viên khoa Lý luận Chính trị - Luật, chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài tại Hội đồng nghiệm thu

Hội đồng đã nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài và cùng nhận xét, trao đổi, góp ý cho đề tài. Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao sự nghiêm túc, công phu của tác giả thể hiện trong quá trình làm việc. Đây là đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao, có tính hệ thống, nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về nguồn nhân lực giáo dục tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh 4.0. Đề tài đã làm rõ được các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài; phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa và chỉ ra những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế của nguồn nhân lực GD&ĐT tỉnh nhà; đề xuất hệ thống 4 giải pháp để nâng cao chất lượng NNL GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Các giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra là có căn cứ khoa học, được luận chứng rõ ràng từ mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và các bước tiến hành, vì vậy có tính khả thi cao.

Các sản phẩm của đề tài đáp ứng được yêu cầu về mặt khoa học và thực tiễn. Chất lượng các sản phẩm đáp ứng yêu cầu theo quy đinh. Hội đồng thống nhất để đề tài được làm thủ tục nghiệm thu chính thức./.

Trung tâm CNTT&TT

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN