Trường Đại học Hồng Đức tham dự Hội thảo khoa học quốc gia “Chính quyền địa phương ở Việt Nam và sự phát triển của các trường đại học, cao đẳng trực thuộc”

10/05/2024

Ngày 10/5/2024, tại Trường Đại học (ĐH) Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Câu lạc bộ Các trường đại học địa phương (thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Chính quyền địa phương ở Việt Nam và sự phát triển của các trường đại học, cao đẳng trực thuộc”.
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/2211672-hoi-thao-dhhl-1-11381610-20240510022941-e.jpg
Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Lê Huy Nam - Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS. Vũ Văn Tích – Giám đốc Học Viện Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục; ông Hoàng Văn Hải – Phó Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ninh và đại diện lãnh đạo các sở ngành tỉnh Quảng Ninh.

Về phía Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam có TS. Lê Viết Khuyến - Phó CT Hiệp hội; Nhà báo Nguyễn Tiến Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội; ông Phạm Ngọc Lan -UV BTV, Trưởng ban Công tác hội viên; đại diện lãnh đạo các trường đại học, thành viên của CLB. Bên cạnh đó, Hội thảo còn có sự tham gia của nhiều đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ với hơn 20 điểm cầu trực tuyến.

Về phía Trường Đại học Hạ Long, đơn vị đăng cai Hội thảo có TS. Trần Trung Vỹ - Bí thư Đảng uỷ Nhà trường; TS. Nguyễn Đức Tiệp – Hiệu trưởng; các đồng chí trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, các khoa đào tạo trong trường.

Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS. TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường, Chủ nhiệm CLB các trường ĐH địa phương; các đồng chí trong Ban Giám hiệu và lãnh đạo một số đơn vị thuộc và trực thuộc trường.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/z5427337013796-26964785c2b166b1a6375d0bcf26fbf2-20240510024327-e.jpg
PGS. TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu đề dẫn tại Hội thảo

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, PGS. TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường, Chủ nhiệm CLB các trường ĐH địa phương nhấn mạnh: So với giai đoạn đầu thành lập, các cơ sở giáo dục đại học địa phương đang vươn mình trỗi dậy, nhiều trường đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ giảng viên, số lượng giảng viên có chức danh PGS, trình độ TS không ngừng tăng lên, cơ sở vật chất như phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành nghiệp vụ, thư viện ngày càng được đổi mới, khang trang … đủ điều kiện phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhiều bài báo khoa học của giảng viên được đăng trên các tạp chí nằm trong danh mục web of sciens, SCOPUS  và trong danh mục tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình. Hoạt động KHCN và chuyển giao công nghệ đã đem lại nguồn thu đáng kể cho các đơn vị. Hoạt động hợp tác quốc tế đã thực sự tạo ra bước chuyển biến trong hội nhập quốc tế. Năm học 2023-2024, nhiều trường đại học trong Câu lạc bộ đã có những bước tiến vượt bậc, trong đó có 09 trường góp mặt vào Bảng xếp hạng 100 Trường đại học Việt Nam 2024 như: (1) Trường Đại học Thủ Dầu Một xếp thứ hạng 18, (2) Trường Đại học Hồng Đức xếp thứ hạng 35, (3) Trường Đại học Sài gòn xếp thứ hạng 52, (4) Trường Đại học Thủ Đô xếp thứ hạng 56; (5) Trường Đại học Hải Phòng xếp thứ hạng 74; (6) Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thach xếp thứ hạng 70; (7) Trường Đại học Y khoa Vinh xếp thứ hạng 81, (8) Trường Đại học Trà Vinh xếp xếp thứ hạng 88, (9) trường Đại học  Hạ Long xếp thứ hạng 95. Để đạt được kết quả này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trực thuộc địa phương còn có sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở ban ngành của địa phương mà các trường trực thuộc. Với mục tiêu: Trao đổi, thảo luận về các giải pháp tạo điều kiện phát triển các trường đại học, cao đẳng địa phương nhằm củng cố mạng lưới trong phân tầng giáo dục đại học với sự quan tâm của chính quyền địa phương. Tăng cường hoạt động hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng địa phương. PGS. TS. Bùi Văn Dũng đã gợi mở định hướng một số những nội dung và mong muốn các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ giành trí tuệ, tâm huyết để đưa ra được những giải pháp, khuyến nghị thiết thực với cơ quan chủ quản, bộ chủ quản tiếp tục quan tâm, đầu tư và có những cơ chế, chính sách để các trường đại học địa phương phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu của thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/2211671-hoi-thao-dhhl-2-11361710-20240510022942-e.jpg
Đại biểu tham dự Hội thảo

Với chủ đề ý nghĩa, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được nhiều tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ giảng viên đến từ Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam và các trường ĐH địa phương, từ đó lựa chọn được hơn 20 tham luận đưa vào kỷ yếu Hội thảo. Các tham luận tập trung xoay quanh các nội dung chính sau: (1) Trường đại học địa phương – cơ sở giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và các vùng phụ cận; (2) Vai trò động lực của trường đại học địa phương trong việc tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; (3) Những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của các trường đại học địa phương và giải pháp khắc phục; (4) Những đề xuất kiến nghị với chính quyền địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học địa phương khẳng định vai trò “máy cái” trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và vùng phụ cận.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe 03 tham luận quan trọng: “Tương lai bền vững của hệ thống trường đại học, cao đẳng địa phương” của TS. Lê Viết Khuyến - Phó CT Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam; “Phát huy vai trò của Trường Đại học Hạ Long trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh Quảng Ninh” của TS. Nguyễn Đức Tiệp - Hiệu trưởng Trường ĐH Hạ Long; “Vị trí, tầm quan trọng của trường đại học địa phương trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội địa phương – Thành tựu và thách thức từ thực tiễn Trường Đại học Thủ Dầu Một” của TS. Nguyễn Quốc Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/0f1a3910-20240510054751-e.jpg

TS. Lê Viết Khuyến - Phó CT Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo

Trình bày tham luận với chủ đề: “Tương lai bền vững của hệ thống trường đại học, cao đẳng địa phương” TS. Lê Viết Khuyến - Phó CT Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã phân tích thực trạng về hệ thống các trường đại học – cao đẳng địa phương trong giai đoạn hiện nay; chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị để hệ thống trường đại học, cao đẳng địa phương phát triển bền vững trong tương lai. TS. Lê Viết Khuyến cho rằng: “Cùng với các cơ sở GDĐH quốc gia/vùng, các cơ sở GDĐH địa phương (bao gồm các trường đại học địa phương và CĐSP địa phương) giữ vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mọi quốc gia. Loại trường này phải được chính quyền và cộng đồng địa phương chăm lo bảo tồn và phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, để phát triển thuận lợi, các trường địa phương nên được tổ chức theo mô hình của trường đại học/cao đẳng cộng đồng. Khuyến khích hình thành các cụm trường liên kết trên cùng địa bàn để hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời triển khai hệ thống giáo dục mở thông qua Quy trình đào tạo mới, nhằm khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống”.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/0f1a4055-20240510054752-e.jpg

PGS.TS. Đậu Bá Thìn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Cũng tại hội thảo, PGS.TS. Đậu Bá Thìn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức đã phát biểu ý kiến về vấn đề liên quan đến “Vai trò của chính quyền địa phương đối với sự phát triển của các trường đại học trực thuộc UBND tỉnh: Nhìn từ trường hợp Trường Đại học Hồng Đức”. Từ những đánh giá chung về vai trò của chính quyền địa phương đối với sự phát triển của các trường đại học địa phương và những thành tựu quan trọng mà Trường ĐH Hồng Đức đạt được trong 26 năm qua. PGS. TS. Đậu Bá Thìn – Phó Hiệu trưởng khẳng định: Trải qua hơn 1/4 thế kỉ xây dựng và phát triển, đến nay có thể khẳng định Trường Đại học Hồng Đức đã trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ, tạo được một chỗ đứng và vị thế vững chắc trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, xứng đáng với niềm tin yêu và kì vọng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, PGS.TS. Đậu Bá Thìn cũng đưa ra một số kiến nghị với UBND tỉnh Thanh Hoá để Trường ĐH Hồng Đức vững bước trên hành trình “Vững vàng đi tới” trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, cụ thể: (1) Tiếp tục được UBND tỉnh giao những cơ chế, chính sách phù hợp tạo động lực để Trường Đại học Hồng Đức tiếp tục phát triển như: cơ chế thu hút giảng viên có trình độ cao; tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học đối với những ngành, lĩnh vực trọng tâm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh; cơ chế đặt hàng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các sở, ban, ngành, địa phương đang có nhu cầu. (2) Tiếp tục được UBND tỉnh xây dựng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ trong đàotạo và nghiên cứu khoa học trên cơ sở năng lực của Nhà trường và nhu cầu của các sở, ban, ngành địa phương trong tỉnh. (3) Tiếp tục được UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ cho người học là cán bộ của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh khi theo học tại Trường Đại học Hồng Đức.
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/z5427228731166-bc1d6ae4f345cf5591f8024333de782f-20240510024546-e.jpg

Đoàn cán bộ Trường ĐH Hồng Đức tham dự Hội thảo

Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo, các đại biểu đã đi sâu phân tích, làm rõ vai trò, sự đóng góp của chính quyền địa phương đối với sự phát triển đối với các trường đại học, cao đẳng địa phương; vị trí, tầm quan trọng của các trường đại học, cao đẳng địa phương trong việc đào tạo nhân lực tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương; vai trò của các trường đại học, cao đẳng địa phương trong việc phản biện cơ chế chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương; sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương ở Việt Nam và sự phát triển của các trường đại học, cao đẳng trực thuộc; những đề xuất, khuyến nghị với Câu lạc bộ các trường ĐH địa phương, UBND tỉnh của địa phương để các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng địa phương phát triển hơn nữa.

Hội thảo khoa học “Chính quyền địa phương ở Việt Nam và sự phát triển của các trường đại học, cao đẳng trực thuộc” đã thành công tốt đẹp. Đây cũng là dịp để các trường đại học địa phương đánh giá lại những đóng góp trong đào tạo nhân lực ở cấp độ địa phương và vùng. Qua đó xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có định hướng phát triển. Đồng thời chính quyền địa phương cũng thấy được vai trò, tầm quan trọng khi duy trì và phát triển các trường đại học trực thuộc, có giải pháp phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc làm và nhân lực cho các ngành kinh tế. Hơn thế nữa, Hội thảo cũng là dịp để các cơ quan trung ương có thông tin đa chiều để hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng địa phương phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và khó khăn để phát triển đúng hướng.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/0f1a4093-20240510055736-e.jpg TS. Lê Viết Khuyến - Phó CT Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam trao Bằng khen và hoa cho PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức, Chủ nhiệm CLB các trường ĐH địa phương đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Hiệp hội
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/0f1a4101-20240510060017-e.jpg
TS. Lê Viết Khuyến - Phó CT Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam  trao Bằng khen và hoa cho TS. Hoàng Đình Hải - Thư ký CLB đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Hiệp hội
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/z5427147408062-7f2b7cf6b54df86dc8146e9ca44816b4-20240510024037-e.jpg

Ban chủ nhiệm CLB các trường đại học địa phương trao hoa cho Trường Đại học Khánh Hoà - Đơn vị đăng cai hoạt động hội thảo của CLB năm 2025

Cũng nhân dịp này, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Hiệp hội; trao kỷ niệm chương cho các cá nhân đạt thành tích trong hoạt động khoa học công nghệ của Hiệp hội. Ban chủ nhiệm CLB các trường đại học địa phương cũng đã trao giấy chứng nhận cho các thành viên CLB và trao hoa cho Trường Đại học Khánh Hoà - Đơn vị đăng cai hoạt động hội thảo của CLB năm 2025./.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/0f1a4126-20240510054806-e.jpg

 Ban chủ nhiệm CLB các trường đại học địa phương trao giấy chứng nhận cho các thành viên CLB

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202405/Images/0f1a4000-1-20240510054806-e.jpg

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Trung tâm CNTT&TT

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2025

TIN LIÊN QUAN