Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nguồn gốc, sự biến đổi và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị địa danh lịch sử - văn hóa và danh thắng vùng miền núi Thanh Hóa”

24/10/2023

Chiều ngày 18/12/2022, tại Trường Đại học Hồng Đức, Hội đồng KH&CN cấp Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp, đánh giá nghiệm thu đề tài: “Nguồn gốc, sự biến đổi và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị địa danh lịch sử - văn hóa và danh thắng vùng miền núi Thanh Hóa”, do TS. Vũ Thị Thắng – Giảng viên Khoa Giáo dục Mầm non làm chủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Hồng Đức là đơn vị chủ trì thực hiện.
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202212/Images/dsc9823jpg-20221218033955-e.jpg

GS. TS. Nguyễn Văn Khang – Viện Ngôn ngữ học Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng  phát biểu chủ trì buổi nghiệm thu

Tham dự buổi nghiệm thu có GS. TS. Nguyễn Văn Khang – Viện Ngôn ngữ học Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng cùng 6 thành viên trong Hội đồng nghiệm thu; đại diện lãnh đạo phòng QLKH&HTQT Trường Đại học Hồng Đức; thành viên nhóm nghiên cứu và các giảng viên, sinh viên quan tâm đến chủ đề nghiên cứu của đề tài.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202212/Images/dsc9850jpg-20221218033955-e.jpg

TS. Vũ Thị Thắng trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài

Tại buổi nghiệm thu, thay mặt nhóm nghiên cứu, TS. Vũ Thị Thắng đã trình bày những kết quả nghiên cứu chính cũng như các sản phẩm đạt được của đề tài. Theo đó, Đề tài đã điều tra, khảo sát và mô tả được nguồn gốc và sự biến đổi của các địa danh lịch sử - văn hoá và danh thắng ở vùng miền núi Thanh Hóa; đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của địa danh lịch sử - văn hóa và danh thắng ở vùng miền núi Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, đề tài đã lập được 01 tập bản đồ các địa danh lịch sử - văn hoá và danh thắng của 11 huyện miền núi Thanh Hoá.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202212/Images/dsc9835jpg-20221218033955-e.jpg

Quang cảnh buổi nghiệm thu

Các thành viên Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài với 7/7 phiếu đồng ý thông qua, đồng thời khẳng định đây là một công trình khoa học nghiêm túc, công phu, có giá trị khoa học, đặc biệt có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của các địa danh lịch sử - văn hoá và danh thắng; nâng cao ý thức của nhân dân nói chung và của các thế hệ trẻ nói riêng về việc giữ gìn, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hoá  - lịch sử các địa danh lịch sử - văn hoá và danh thắng ở miền núi Thanh Hoá.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sau khi hoàn thiện có thể chuyển giao cho các cơ quan quản lý văn hoá, quản lý di tích và danh thắng, các trường học trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đây còn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị cho việc nghiên cứu về địa lý, lịch sử, môi trường, địa chất, du lịch,… của địa phương. Ngoài ra, đề tài đã đào tạo thành công 01 thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam; công bố 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước có chỉ số ISSN

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202212/Images/dsc9800jpg-20221218033954-e.jpg

Nhóm nghiên cứu chụp ảnh lưu niệm với Hội đồng nghiệm thu

Trung tâm CNTT&TT

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2025

TIN LIÊN QUAN