Hội thảo trực tuyến “Giải pháp thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp từ hoạt động khai thác tài sản trí tuệ tại trường đại học, viện nghiên cứu”

03/12/2021

Ngày 03/12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội; Trường Đại học Hồng Đức và Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến “Giải pháp thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp từ hoạt động khai thác tài sản trí tuệ tại trường đại học, viện nghiên cứu”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia – Techfest Việt Nam năm 2021.
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202112/Images/12-20211203101820-e.png

Quang cảnh Hội thảo tại điểm cầu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

 

Đến dự có TS. Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; TS. Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ; TS. Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; đại diện lãnh đạo các Sở KH&CN, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và các nhà sáng chế.

 

Tại điểm cầu Trường Đại học Hồng Đức, tham dự có PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo các phòng QLKH&CN, ĐBCL&KT, CTHSSV; lãnh đạo các khoa NLNN, CNTT&TT, KTCN, KHTN, KHXH, KT – QTKD cùng các chủ nhiệm đề tài KH&CN cấp tỉnh đang thực hiện.

 

Hội thảo diễn ra với 3 chuyên đề: Định hướng, chính sách về thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khai thác tài sản trí tuệ trong trường đại học, vnghiên cứu; thực tiễn hoạt động hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp từ khai thác tài sản trí tuệ tại trường đại học, viện nghiên cứu; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - một số kinh nghiệm và thực tiễn.
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202112/Images/img-9642jpg-20211203101846-e.jpg

PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tham luận tại Hội thảo

 

Phát biểu tham luận tại hội thảo, PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường cho rằng trong thời gian tới, các trường đại học, viện nghiên cứu cần tăng cường kinh phí đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản; tăng cường các nhiệm vụ KH&CN có tính liên vùng, liên ngành để tạo thành các sản phẩm có thể thương mại hóa được, đồng thời tạo ra các tài sản trí tuệ có giá trị cao.

 

Bên cạnh đó, các trường đại học, viện nghiên cứu cần tăng cường kết nối với các doanh nghiệp; giao quyền cho các cơ sở trường đại học, viện nghiên cứu quyết định khai thác, sử dụng các sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học từ nguồn ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí thu được cho việc tái đầu tư cho nghiên cứu và phát triển xã hội; xây dựng, thành lập các văn phòng chuyển giao công nghệ, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu; … Như vậy, mới nâng cao được hiệu quả của các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khai thác tài sản trí tuệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu.

 

Tại hội thảo, các đại biểu tại các điểm cầu cũng đã trao đổi, thảo luận, phân tích thực trạng, nhận diện những khó khăn trong hoạt động khai thác tài sản trí tuệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu; đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp từ khai tác tài sản trí tuệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202112/Images/img-9639jpg-20211203101846-e.jpg

Các đại biểu tham dự Hội thảo tại điểm cầu Trường Đại học Hồng Đức

Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà sang chế ở các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước cùng chia sẻ và thống nhất về lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề khai thác tài sản trí tuệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Qua đó, khơi dậy lòng nhiệt huyết để đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trường đại học, viện nghiên cứu, góp phần đem lại giá trị gia tăng cho đất nước./.


BBT website

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2025

TIN LIÊN QUAN